Công nghệ NFC là gì?


Hầu hết tất cả các smartphone và đồng hồ thông minh hiện nay đều được trang bị công nghệ NFC. Nó nằm lặng lẽ ở chế độ nền và được sử dụng để mở khóa đa dạng các tính năng thú vị giúp cuộc sống trở nên tiện lợi hơn. Nếu bạn đã từng sử dụng Apple Pay, Samsung Pay hay Google Pay thì bạn có thể dễ dàng tận dụng được tính năng NFC sẵn có. Tuy nhiên, không chỉ là xử lý thanh toán di động, công nghệ NFC còn làm được nhiều hơn thế.

NFC là gì?

NFC là viết tắt của cụm “Near-Field Communications”. Đây là một công nghệ không dây dùng để kết nối các thiết bị trong khoảng cách tầm ngắn, chỉ khoảng 4 cm. Công nghệ NFC dựa trên việc sử dụng cảm ứng từ trường để thiết lập kết nối giữa các thiết bị thông minh khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau.

NFC là một tiêu chuẩn truyền dữ liệu không dây, đòi hỏi các thiết bị phải tuân theo các thông số kỹ thuật chuẩn để có thể giao tiếp chính xác với nhau. Công nghệ này dựa trên ý tưởng từ hệ thống RFID (Radio-frequency identification – Nhận dạng tần số vô tuyến) cũ hơn, sử dụng cảm ứng điện từ để truyền thông tin giữa các thiết bị.

Sự khác biệt quan trọng nhất giữa công nghệ NFC và Bluetooth/WiFi là NFC sử dụng kết nối “một chạm” để truyền dữ liệu. Công nghệ NFC tạo ra dòng điện từ thành phần thụ động và chỉ sử dụng nó để gửi dữ liệu, nghĩa là các thiết bị thụ động không cần nguồn điện riêng biệt, mà thay vào đó chúng được cung cấp năng lượng qua trường điện từ, do thành phần chủ động tạo ra trong một phạm vi nhất định.

Nguyên lý hoạt động của NFC?

Công nghệ NFC không đủ nhạy để sạc smartphone dù cho tính năng sạc không dây từ Qi cũng dựa trên cùng một nguyên tắc. Trường điện từ trong NFC không được dùng để truyền tải dữ liệu hoặc tạo ra năng lượng trong thiết bị đích. Các thiết bị NFC thụ động lấy năng lượng từ các trường điện qua lại giữa chúng, nhưng trong khoảng cách rất ngắn.

Tần số truyền tải dữ liệu trên NFC là 13,56 MHz và người dùng có thể truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 106,212 hoặc 424 kilobit/giây. Tốc độ này đủ nhanh để thực hiện nhiều hoạt động truyền dữ liệu như hình ảnh, âm nhạc… NFC có ba chế độ hoạt động riêng biệt. Trong đó, phổ biến nhất là chế độ peer-to-peer, cho phép hai thiết bị hỗ trợ NFC chia sẻ thông tin với nhau chỉ bằng kết nối một chạm.

Một chế độ khác phải kể đến là chế độ đọc/ghi, khi điện thoại liên kết với một thiết bị khác, nó có thể nhận thông tin ở thiết bị đó. Chế độ hoạt động cuối cùng chính là sử dụng card, nó cho phép thiết bị NFC hoạt động như một thẻ tín dụng truy cập thông minh, cho phép thanh toán hoặc truy cập vào các phương tiện giao thông cũng như những dịch vụ khác.

Những công dụng tiện ích từ NFC

Liên kết điện thoại với các thiết bị khác

Một trong những tính năng nổi bật của công nghệ NFC là khả năng dễ dàng kết nối điện thoại với các thiết bị thông minh khác như loa, laptop, TV, dàn âm thanh… Trước đây, để chia sẻ hình ảnh từ điện thoại này sang điện thoại khác, bạn phải bật Bluetooth rồi tìm kiếm và kết nối chúng với nhau.

Tuy nhiên, với công nghệ NFC, bạn chỉ cần đơn giản chạm hai thiết bị lại với nhau và kết nối tự động sẽ được thiết lập. Khi đó, chúng ta có thể chia sẻ nhạc, hình ảnh, dữ liệu.. một cách nhanh chóng. Chẳng hạn như, bạn có thể chạm điện thoại vào loa tích hợp NFC. Nhạc trên điện thoại sẽ tự động phát qua loa mà không cần thực hiện bất kỳ thao tác tìm kiếm hoặc kết nối mất thời gian nào.

Thanh toán điện tử

Ngày nay, thanh toán di động hoạt động trên hầu hết mọi smartphone hiện đại có hỗ trợ Apple Wallet, Google Wallet… hay các Apple Watch và những dản phẩm đồng hồ thông minh chạy Wear OS. Thực tế, ông lớn Apple đã cung cấp thanh toán di động qua NFC trên các thiết bị đeo của kể từ khi Apple Watch lần đầu được ra mắt vào năm 2015.

Tóm lại, để sử dụng công nghệ NFC, bạn chỉ cần đưa điện thoại hoặc đồng hồ gần thiết bị thanh toán và xác nhận giao dịch theo hướng dẫn trên màn hình. Thiết bị di động có thể yêu cầu bạn xác minh bản thân bằng mật khẩu hay sinh trắc học. Còn đối với đồng hồ thông minh, chúng thường không cần bước này bởi chúng có thể phát hiện bạn vẫn đang đeo đồng hồ và đã mở khóa nó khi đeo lần đầu.

Chìa khoá

Người dùng tích hợp chip NFC vào điện thoại và cửa ra vào của họ. Chỉ cần chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị quét, hệ thống sẽ tự động mở hoặc đóng cửa. Công nghệ NFC cũng có thể sử dụng để lưu trữ những khóa kỹ thuật số mở khóa mọi thứ. Hiện tại, nhiều đầu đọc sử dụng công nghệ NFC đã được áp dụng rộng rãi ở các khu vực văn phòng và khách sạn. Như vậy, sẽ sớm thôi, bạn có thể sử dụng điện thoại, đồng hồ thông minh thay cho thẻ bảo mật tại nơi làm việc.

Nhận diện cá nhân

Ứng dụng chấm công bằng điện thoại NFC đang được nhiều công ty ưa chuộng. Chỉ cần nhân viên chạm nhẹ, máy quét sẽ ghi chú và báo lịch chấm công chuẩn xác. Không những thế, NFC còn có nhiều tiện ích khác như phải kể đến như check-in, nhận diện hàng giả, so sánh giá… Tuy nhiên, ở Việt Nam, ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ NFC vẫn là việc kết nối điện thoại với loa. Các ứng dụng khác hiện tại chưa được sử dụng rộng rãi.

Cách dùng NFC trên điện thoại

Tùy theo hãng điện thoại khác nhau, bạn sẽ có các bước khác nhau để kích hoạt NFC.

  • Đối với Samsung: Vào Cài đặt > Chọn NFC và thanh toán > Bật tính năng bằng cách chọn Bật (On).
  • Đối với Sony: Vào Cài đặt > Chọn Thêm (More) > Nhấn gạt nút NFC để bật hoặc tắt tính năng.
  • Đối với LG: Vào Cài đặt > Chọn Chia sẻ và kết nối (Share & Connect) > Chọn NFC > Nhấn gạt nút bật để kích hoạt hoặc tắt NFC.

Về cơ bản, việc cài NFC cho Android hoặc bật NFC trên iphone đều thực hiện các bước tương tự như trên. Trường hợp muốn tắt NFC, hãy theo dõi các thao tác dưới đây:

  • Bước 1: Truy cập Cài đặt (Settings), sau đó chọn NFC và thanh toán.
  • Bước 2: Chọn tắt tính năng NFC.

Khi NFC đã được kích hoạt trên điện thoại, bạn có thể thực hiện truyền dữ liệu bằng các bước sau:

  • Bước 1: Chọn tệp cần chia sẻ và nhấn Chia sẻ.
  • Bước 2: Chọn mục truyền nhanh qua NFC.
  • Bước 3: Đặt hai điện thoại chạm lưng gần nhau để kích hoạt kết nối NFC.
  • Bước 4: Nhấn vào màn hình để bắt đầu quá trình truyền dữ liệu.
  • Bước 5: Sau khi hoàn thành, nhấn Open để xem kết quả.

Thực tế, tuy công nghệ NFC trở nên phổ biến nhưng người dùng vẫn nên có các phương thức thanh toán dự phòng khác, bởi thỉnh thoảng thiết bị sẽ hết pin hoặc bị hỏng, không thể giao dịch thông qua NFC. Đây chính là nhược điểm của công nghệ này, tuy nhiên những ích lợi từ thanh toán một chạm mà NFC là điều không thể phủ nhận. NFC đã làm cho việc thanh toán và cuộc sống công nghệ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn

Place ads here # Contact telegram: @olalavui

Place ads here # Contact telegram: @olalavui